banner

banner

Giới thiệu

Giới thiệu đôi nét về nhà cổ truyền thống Việt Nam

Nhà cổ thường được làm 5 gian hoặc 3 gian, thường làm 5 hàng chân và 6 hàng chân(cột)

Có cột đứng hất mái lợp ngói mũi thường được gọi là ngói ta nèn gạch bát trước cửa bức bàn thuận bưng đố mũi đằng sau bưng ván lịa hoặc xây tường có trừa cửa sổ tạo không gian thoáng mát hài hòa.

Nhà cổ thường được làm theo 3 kiểu truyền thống kết cấu và họa tiết hoa văn khác nhau.

-Thứ nhất: được gọi là kẻ chuyền

Là khung nhà cột câu dầm kết nối với nhau là kẻ,kẻ tầu lên cửa Dảng được làm bằng kẻ gọi là kẻ hiên, trên kẻ hiên có bánh dong đỡ hoành, hoành được cợ én vào bánh dong, từ cửa Đảng lên cột cái được gọi là lách và kẻ ngồi, trên kẻ ngồi có bánh dong đỡ hoành từ kẻ ngồi trở lên là câu đầu kể và chim lợn, kẻ chim và lợn ngồi lên câu đầu đỡ nóc.Hàng dọc thường được liên kết với nhau bằng xà và hoành kết cấu của nhà kẻ chuyền rất khỏe và giữ với nhau bằng mộng tròng ôm cột.

-Thứ hai: Khung nhà vẫn đủ dầm quá giang câu đầu và lách.

Phần tiếp xúc với mái là con tròng được gọi là con giường, con tròng được liên kết với nhau bằng mộng và chốt giữ giữa tiếp xúc hai con tròng là dấu kê, mỗi con tròng là một cái hoành được ngồi trực tiếp lên con tròng nhà được kết cấu kiểu này thường được gọi là nhà tròng giường.

-Thứ ba: bộ giữa khung nhà là kể truyền hoặc tròng giường khác ở chỗ nhà có góc xó được nối từ cột con hoặc cột cái ra hiên,bốn cạnh ngôi nhà được thong với nhau nhà này thượng được gọi là nhà bốn mái.

Trên đây là đôi lời chúng tôi giới thiệu sơ bộ đôi nét về nhà cổ truyền thống Việt Nam

 

No comments yet.

Leave a Reply